Tìm kiếm
Tuyệt vời(0 đánh giá)
5
Vị trí
5
Chất lượng
5
Phục vụ
5
Không gian
5

Chùa Bảo Tịnh Phú Yên

Chùa Bảo Tịnh do Thiền sư Liễu Quán khai sơn vào cuối thế kỷ XVII. Ngôi chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1962 trên diện tích đất 20.733 m2. Chùa đang tiến hành đại trùng tu từ năm 2005. Chùa là nơi đón tiếp nhiều du khách, tăng ni, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.

Chùa Bảo Tịnh còn có tên gọi khác là chùa Cát. Hiện nay, chùa tọa lạc ở số 174 đường Phan Đình Phùng, trung tâm thành phố Tuy Hòa. Chùa do Tổ sư Liễu Quán sáng lập vào cuối thế kỷ 17, sớm hơn cả chùa Thiền Tôn ở Huế, nơi xuất phát thiền phái Liễu Quán.

Trải qua hơn 300 năm tồn tại, chùa Bảo Tịnh đã được trùng tu nhiều lần. Theo lối kiến trúc cổ lầu, mặt tiền xây lầu 3 tầng, mái cong, chính giữa xây đài Tam Bảo, 2 bên là lầu chuông và lầu trống thấp hơn. Khuôn viên chùa rộng khoảng 1,5ha. Phía Đông và Tây là khu hoa viên trồng cây cảnh và hoa các loại. Quan âm các, Phật đài thiết lập giữa một hồ rộng.

Xem thêm:Tham Quan City Tour Phú Yên 1 Ngày Hấp Dẫn

Trong hồ có các loại sen hồng, sen trắng hương thơm bốn mùa. Tượng Quan âm cao 3,5m ở giữa hồ sen. Hàng năm, vào ngày 14, 15 tháng 4 âm lịch, nơi đây diễn ra Lễ hội Phật Đản. Các tăng ni phật tử bốn phương nô nức tham gia lễ hội với nhiều hoạt động tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa, phong phú sinh động.

Chùa có cổng tam quan lợp ngói âm dương, được xây dựng với kiến trúc giả cổ lầu. Sân chùa rộng rãi, lát bằng gạch cỡ lớn. Phía tây và phía đông của chánh điện có hoa viên với nhiều cây cảnh, bồn hoa và non bộ được bài trí rất đẹp. Bên phải chùa có Quan Âm các Phật đài nằm giữa hồ sen. Phía đông bắc của chùa có khu bảo tháp là khu mộ tháp chung của các vị tổ sư.

Chùa được xây dựng trong một khuôn viên rộng lớn với nhiều hạng mục công trình độc đáo. Trong đó, nổi bật nhất là công trình chánh điện xây dựng năm 1962 có kiến trúc cổ lầu, mặt tiền xây lầu 3 tầng, ở giữa là đài tam bảo, hai bên là lầu trống và gác chuông thấp hơn. Năm 1977, chùa xây dựng cụm tượng Đức Phật Thích Ca gồm 5 hạng mục tượng trưng cho cuộc đời và hành trạng của Ngài: tượng đản sanh, tượng xuất gia, tượng thành đạo, tượng thuyết pháp và tượng nhập niết bàn.