Chùa Đá Trắng
Chùa Đá Trắng nằm trên một triền núi có nhiều tảng đá trắng nên thường được gọi là chùa Đá Trắng. Đây là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất của vùng đất Phú Yên có giá trị to lớn về mặt tôn giáo, văn hóa, lịch sử xã hội. Cảnh sắc tôn nghiêm lạ thường, khí thiêng sông núi tụ hội, trong quá khứ, chùa Đá Trắng trở thành căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa, là điểm tụ hội của văn thân yêu nước.
Chùa Đá Trắng - Chùa Từ Quang là một di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia của Phú Yên. Chùa nằm trên đỉnh núi Xuân Đài, sát quốc lộ 1A, đoạn giữa thành phố Quy Nhơn của Bình Định với thành phố Tuy Hoà của Phú Yên.
Chùa dựa lưng vào dãy núi Xuân Đài hướng về phía Nam, nhìn ra con sông Cái, có độ cao gần 100 m so với mặt nước biển. Chùa được xây dựng từ năm 1797 (năm Đinh Tỵ) dưới triều vua Quang Toản nhà Tây Sơn, lúc đầu làm bằng tranh tre, mái lá. Năm 1889, chùa được vua ban sắc tứ. Năm 1988, chánh điện được xây dựng lại như hiện nay. Phía Tây là khu mộ tháp các vị hoà thượng khai sơn và trụ trì ở chùa Từ Quang. Khởi thuỷ là Hoà Thượng Pháp Chuyên, tự Luật Truyền, hiệu Diệu Nghiêm, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 36. Đặc biệt, trong chùa có quả Đại hồng chung nặng 330 kg do Hoà thượng Pháp Ngũ đúc tại kinh đô Phú Xuân.
Xem thêm:City Tour Hấp Dẫn Khám Phá Các Điểm Nổi Tiếng Nhất Phú Yên
Chùa được xây dựng từ năm 1797 dưới Triều Vua Quang Toản (nhà Tây Sơn), do Thiền sư Pháp Chuyên, đời thứ 36 phái Lâm Tế khai sơn. Trước đó, vào năm 1793 Thiền sư đã dựng lên thảo am và ở đấy dịch kinh Hoa Nghiêm. Bốn năm sau, Thiền sư mới kiến tạo ngôi chùa theo dạng chùa nhà lá mái đồ sộ. Đến năm 1929 chùa bị hỏa hoạn, công trình kiến trúc cổ xưa bị thiêu rụi hoàn toàn, sau đó được tái xây dựng tương tự theo nguyên mẫu chùa cũ.
Cổng chùa và đặc biệt là khu vườn mộ tháp còn nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc cổ. Với quy mô lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, tất cả các bảo tháp đều được trang trí hoa văn, phù điêu và tượng thú một cách tinh xảo phong phú. Từ tượng hổ đến tượng nghê, kỳ lân… đều toát lên sức mạnh phi thường trong nhiều tư thế khác nhau.
Những khối đá trắng phau bao quanh, tôn thêm vẻ lung linh, kỳ bí của chùa. Cổng chùa và đặc biệt là khu vườn mộ tháp còn nguyên vẹn, thể hiện rõ nét nghệ thuật kiến trúc cổ. Với quy mô lớn nhỏ, cao thấp khác nhau, tất cả các bảo tháp đều được trang trí hoa văn, phù điêu và tượng thú một cách tinh xảo phong phú. Từ tượng hổ đến tượng nghê, kỳ lân… đều toát lên sức mạnh phi thường trong nhiều tư thế khác nhau. Khu mộ tháp cổ là phần quan trọng hình thành chỉnh thể độc đáo toàn cảnh chùa Đá Trắng.
Bên cạnh đó, những phiến đá lát lớn tạo nên con đường từ quốc lộ 1A lên cổng chùa, cũng có một ý nghĩa đáng kể về mặt xây dựng. Tuy không kỳ vĩ bằng những khối đá khổng lồ xây nên Kim tự tháp ở Ai Cập, nhưng những viên đá được đẽo khéo léo, công phu với nhiều kiểu dáng khác nhau, nối dài hằng cây số đã cho thấy óc thẩm mỹ lẫn công tích lớn lao của người xưa…
Xung quanh chùa là vườn xoài rất nổi tiếng, “Xoài Đá Trắng, sắn Phường Lụa”. Dưới triều nhà Nguyễn, xoài Đá Trắng được tiến vua, nên có tên là “Xoài Ngự”, “Xoài Tiến” và được mang hiệu là “Bạch Thạch Yêm Ba”. Quần thể cây xoài chùa Đá Trắng được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam năm 2013. Chùa Từ Quang được xếp hạng là Di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia năm1997. Vào ngày mùng mười tháng Giêng (Âm lịch) hằng năm, nơi đây tổ chức hội chùa thu hút đông đảo tăng ni phật tử và du khách gần xa.
- Có chỗ để xe