Đặc Sản Miền Núi Phú Yên - Đậm Đà Hương Vị Núi Rừng
Đại ngàn nổi tiếng với những món canh ngon và lạ. Chúng tôi may mắn được mục kích cảnh đám thợ sơn tràng làm “bếp thủ” và thưởng thức món ăn hội đủ tinh túy của núi rừng. Một chiều, giữa rừng già âm u, nhóm tiều phu ngồi quây quanh đống lửa được nhen lên từ những khúc cây rừng hoai mục. Mươi phút chờ đợi, một người trong đám bọn họ đã gắp chiếc ống lồ ô dài hơn 1m đổ ra chiếc tô được vạt từ quả bầu khô với hương thơm thoang thoảng.
TOP những đặc sản tại miền núi Phú Yên
1. Canh bồi ( Djaq pai)
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau.
Là địa bàn giáp phía đông Tây Nguyên và không xa vùng đồng bằng nên các huyện miền núi Phú Yên có nhiều loại đặc sản phong phú, hấp dẫn.
Xem thêm:Dịch vụ cho thuê xe 1 chỗ Phú Yên chất lượng
Canh bồi, thực chất là một loại cháo đặc nấu với rau, là món ăn truyền thống của người Ê Đê ở Phú Yên. Theo ông Ma Kha (ở huyện Sơn Hòa), nguyên liệu nấu canh bồi chỉ cần 1 nắm gạo, nhưng phải có vài chục loại rau. Ban đầu, người Ê Đê chỉ nấu với rau rừng, sau đó, bất cứ loại rau gì trồng quanh nhà cũng có thể đưa vào nồi canh bồi.
Độc đáo món canh làm từ lá sắn, hoa đu đủ, măng rừng
Canh bồi – Món ăn đậm đà hương vị núi rừng Phú Yên
Để nấu món này, đem ngâm gạo khoảng 1 giờ, để ráo nước rồi giã nhuyễn cùng một nắm lá xanh (một loại rau rừng), sau đó cho nước vào nấu sôi, khoấy đều. Tiếp đó, cho đọt khổ qua rừng, đọt ớt, đọt bí, bầu, mướp, lá vong, rau bép, dền, ngót, cải, măng tươi… vào nồi, trộn đều. Khi tất cả đã chín thì cho muối, ớt tươi vào nồi bắc xuống ăn kèm với muối é hoặc với cơm. Nấm khoang nấu ớt rừng
Xem thêm:Trọn bộ Kinh nghiệm đi Phú Yên mới nhất 2023
Nấm khoang rất thơm và ngọt nên chỉ cần xào nấu đơn giản, món ăn làm từ nấm khoang vẫn có thể làm thực khách “mê mệt”.
Nấm khoang nấu mẳn, món có thể làm lủng nồi trôi rế khi bạn lỡ cầm đến đôi đũa
Với món nấu mẳn (canh hơi mặn), chỉ cần rửa sạch những búp nấm khoang, nấu sôi nhanh trong ít nước với chút muối ớt, bông nhím, lá é trắng, hoặc lá gừng. Bà Hờ Lan (ở huyện Sông Hinh) cho biết: “Khi hái và chế biến nấm không nên dùng dao, vì “hơi dao” sẽ làm nấm mất ngon. Phải là hiểm (ớt xiêm rừng) thì nấm khoang nấu mẵn mới cay thơm, mới đã”.
2. Canh lá sắn
Đây là món khoái khẩu của đồng bào Ba Na, Ê Đê ở Phú Yên. Đọt sắn non đem rửa sạch cho vào cối đá giã nát, vắt bớt nước xanh rồi bỏ vào nồi. Nấu kèm lá sắn với cà đắng (hoặc cà dĩa, cà pháo) thêm bông đu đủ đực, măng tươi, dăm trái ớt hiểm xanh. “Đạm” đi kèm chỉ cần nhúm cá cơm khô, vài con cá suối; sang hơn thì vài miếng khô bò gác bếp, mực khô, thịt heo ba chỉ,…
Tham khảo thêm:Khách Sạn Phú Yên Giá Rẻ
Tất cả rau, ớt và “đạm” cho vào nồi với nước xăm xắp rồi bắc lên bếp. Khi canh sôi mở nắp một lúc cho lá sắn thoát bớt mùi, rồi lại đậy nắp, đun kỹ đến khi lá sắn chuyển từ màu xanh sang vàng, nêm gia vị vừa ăn là xong.
3. Cà sóc
Hễ nhà ai mổ bò, lễ hội... thì phải làm bằng được món cà xóc để thưởng thức, để “ăn chơi”. Điều độc đáo là món này dù rất bình dân nhưng hễ ai có dịp thưởng thức một lần hẳn chẳng thể nào quên dư vị của nó.
Người ta vẫn hình dung về Krông Pa như là “chảo lửa” bởi cái nóng kinh người so với nền nhiệt độ tương đối dễ chịu ở cao nguyên. Những người dân ở đây cho rằng vì đất không được màu mỡ, lại nắng nóng nhiều tháng trong năm, nên chất của cỏ mà bò ăn có lẽ cũng khác. Thịt bò Krông Pa luôn là đặc sản bởi thớ thịt săn, ngọt, tạo nên món bò một nắng chấm với muối kiến trứ danh. Và món cà xóc được làm từ nội tạng của bò cũng thế.
Nguyên liệu làm món cà xóc chủ yếu là nội tạng của bò như gan, dạ dày, lá sách, tim, huyết và mật bò. Ngoài ra còn có đậu phộng rang, lá ngò gai trồng trong vườn nhà đất cằn mang vị thơm đặc trưng, rau quế, rau húng; rồi muối sả gồm sả cây thái nhỏ giã nát với muối hạt, ớt hiểm và một chút bột ngọt, vài trái chanh.
Nội tạng bò được luộc vừa chín tới, thái nhỏ cho vào một cái tô to, trộn đều với muối sả giã sẵn nếm vừa ăn, sau đó cho rau đã cắt nhỏ và nước cốt chanh vào trộn nhẹ tay để rau không bị bầm; tưới huyết và mật bò. Cuối cùng là rắc đậu phộng vào. Vậy là xong món cà xóc.
Cầm đũa gắp một miếng đưa lên miệng, cảm nhận được nhiều vị như đắng, ngọt, thơm, chua, cay “tấn công” ngay đầu lưỡi. Hầu hết những người ăn qua món này, khi trở lại đều đòi thưởng thức cho bằng được.
Click ngay:Khách sạn ở Phú Yên gần biển
4. Gà om lá chuối
Thời gian gần đây, các món gà chế biến theo kiểu dân dã, đồng quê đang rất được ưa chuộng. Bạn có thể nghe đến những cái tên như gà không lối thoát, gà bọc đất, gà bó xôi…
Với ưu điểm là thơm ngon, hấp dẫn ngay từ cái nhìn, cái ngửi ban đầu, thưởng thức thì rôm rả, vui tay hợp với các nhóm khách 3-4 người trở lên, giá cả lại vừa tầm vì nguyên liệu không quá cầu kỳ, phức tạp, các món gà này dễ được lòng dân công sở hay nhiều gia đình có thú vui ăn uống, tụ tập cuối tuần.
Đó là gà bọc xôi với lá chuối hay còn được đặt với cái tên mỹ miều - Gà Không Lối Thoát. Con gà này được “cầm tù” trong một lớp giấy bạc, rồi tới lá sen và sau cùng là lớp xôi nếp thơm phức. Thịt gà ngon thôi ra nước gà ngọt nguyên chất ngấm vào xôi nếp dẻo mềm, nhồi bên trong thân gà lại thêm hạt sen bở bùi… Món ăn dễ gây nghiền với khách quả là không có gì lạ, nhất là trong tiết trời mưa mát thế này.
5. Muối trứng kiến vàng
Muối kiến vàng mang hương vị đặc trưng riêng vô cùng lạ miệng và hấp dẫn. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm muối kiến vàng thơm ngon, độc lạ chỉ có vùng sơn hòa Phú Yên mới có
Con kiến vàng có tên gọi khoa học là OECOPHYLLA SMARAGDINA – là một loài côn trùng có lợi cho cây trồng. Trứng kiến vàng có thể chế biến thành nhiều món ăn tùy khẩu vị của từng vùng miền.
Xem thêm:Những cảnh đẹp ở Phú Yên
Người miền núi có món trứng kiến nấu măng sặt. Người Bình Định có món nộm làm bằng trứng kiến vàng xào chín trộn với dưa leo, ớt, bưởi và đài hoa đực của mít thái mỏng.
Dân Củ Chi thì đem trứng kiến vàng trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng. Ở Tây Nguyên, người dân tộc thiểu số còn có món canh chua ổ kiến vàng.
Ngoài ra kiến vàng cung cấp từ 42-67% chất đạm, 28 loại axit amin và có nhiều sinh tố và khoáng chất khác.trứng kiến có chứa hàm lượng protein rất cao. Do vậy đây còn là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bà vợ khi lựa chọn thực phẩm dự trữ tại nhà.
6. Rượu cần ( ché)
Rượu cần là đồ uống thường xuyên, phổ biến và bất biến của các cư dân miền núi Phú Yên. Uống rượu cần trở thành phong tục, có nguồn gốc khá lâu đời, thành nét văn hóa đặc trưng trong đời sống. Rượu cần là thứ đồ uống quý thường chỉ dùng trong các dịp lễ tế thần linh, những ngày hội làng và dành đãi khách.
Rượu Cần có mùi thơm của hương gạo, của men ủ. Rượu Cần không hề được chưng cất, mà chỉ đợi ủ đủ ngày giờ trong bình là có thể đem ra đãi khách
Để làm ra một bình rượu Cần – nhất là rượu Cần nếp cẩm, phục vụ các dịp lễ hội, nhất là dịp Tết Nguyên đán, người Mường phải chuẩn bị rất kì công. Đầu tiên là khâu chọn gạo. Gạo để nấu rượu phải là loại nếp Be của Điện Biên. Loại gạo nếp này có hạt dài, mẩy, căng tròn và là gạo lật, vỏ vẫn còn cám. Chỉ cần cầm hạt gạo lên thôi là chúng tôi đã cảm nhận được mùi thơm của sữa gạo toát ra.
Rượu Cần khi uống cũng phải thật đông người. Tất cả cùng quây quần bên nhau, vừa trò chuyện, thăm hỏi, hát hò và cùng thưởng rượu. Cũng bởi vậy mà nhắc đến rượu Cần, người ta vẫn thường nhắc đến sự gắn kết, yêu thương lẫn nhau. Và đó cũng là nét văn hóa rất đặc trưng của người đồng bào tại miền núi Phú Yên.
Kết luận:
Hãy nhanh chân đến với miền núi Phú Yên để thưởng thức những đặc sản ngon độc đáo mà chỉ có người đồng bào mới có thể chế biến ngon.
- 30/10/2022
- 4629
- Ẩm Thực Phú Yên