Lên Cao Nguyên Vân Hòa Viếng Thăm Nhà Thờ Bác
Từ lâu, những người con Phú Yên nói chung và những người làm du lịch nói riêng rất muốn tỉnh đầu tư, tôn tạo phát triển Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà thờ Bác Hồ và Khu di tích căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ thành điểm du lịch về nguồn phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh. Và nhân kỷ niệm 125 năm Ngày sinh nhật Bác (19/5/1890-19/5/2015), Sở VH-TT-DL công bố quyết định của UBND tỉnh và trao biển: Điểm du lịch địa phương cho huyện Sơn Hòa đối với di tích này.
Giới thiệu Nhà thờ Bác Hồ Phú Yên
Nhà thờ Bác Hồ – nơi mảnh đất miền tây Phú Yên, khu căn cứ kháng chiến của quân dân Phú Yên , giờ đây là địa chỉ đỏ về nguồn, cho các tổ chức xã hội, chính trị, cơ quan đoàn thể và đông đảo nhân dân hành hương thăm viếng, dâng hương tưởng niệm 400 năm vùng đất Phú Yên và năm du lịch Quốc gia 2011, ắt hẳn nơi đây sẽ còn đón nhiều nhiều khách thập phương đến dâng hương, tưởng niệm và tìm hiểu khám phá lịch sử, tham gia lễ hội và nhiều hoạt động đầy ý nghĩa khác của vùng đất từng có bề dày chiều sâu văn hóa – lịch sử truyền thống hào hùng.
Tham khảo thêm:Xe Đưa Đón Sân Bay Tuy Hòa
Từ thành phố Tuy Hòa, Phú Yên vùng đất Nam trung bộ, theo Quốc lộ 1A đi về hướng Bắc 14 km đến thôn Hòa Đa, rẽ trái theo đường ĐT 643 ngược lên hướng Tây 32 km nữa là đến nhà thờ Bác Hồ (thôn Hòa Bình – Xã Sơn Định – huyện Sơn Hòa). Nhà thờ Bác nằm ở Trung tâm quần thể di tích lịch sử quốc gia.
Năm nào cũng vậy, vào dịp sinh nhật Bác, con đường từ ngã tư Hòa Thái (xã An Mỹ) đi Sơn Định về Nhà thờ Bác Hồ trở nên nhộn nhịp hơn. Các loại ô tô, xe máy của nhiều đoàn, nhóm thanh niên, học sinh, cựu binh… nườm nượp về di tích Nhà thờ Bác Hồ, dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn của vị Cha già dân tộc, Người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho đất nước.
Xem thêm:Trọn bộ kinh nghiệm Phượt Phú Yên
Đường lên Nhà thờ Bác Hồ được xây dựng kiên cố bằng bê tông xi măng. Hai bên đường, những cánh rừng keo lá tràm trải màu xanh thẳm. Tuyến đường có chiều dài hơn 40km nối khu di tích lịch sử có ý nghĩa đặc biệt này với vùng đồng bằng, thành phố, với nhiều du khách gần xa mỗi khi về nguồn.
Di tích lịch sử Nhà thờ Bác Hồ tọa lạc trên ngọn đồi giữa khu rừng dẻ rợp bóng mát, nơi mà cách đây hơn 44 năm, khi nghe tin Bác Hồ kính yêu qua đời, Tỉnh ủy Phú Yên đã tổ chức lễ truy điệu và quyết định xây dựng Nhà thờ Bác Hồ tại đây. Lúc đó, vật liệu xây dựng tạm thời nên công trình đã bị hư hỏng nhiều, hàng năm chiến sĩ và nhân dân tu sửa. Đến năm 2003, khu Nhà thờ Bác Hồ được xây dựng lại khang trang, kiên cố trên nền nhà thờ cũ theo thiết kế kiểu nhà truyền thống của dân tộc Việt, gồm nhà thờ Bác rộng 132m2, nhà trưng bày các hiện vật rộng 162m2. Năm 2008, Nhà thờ Bác Hồđược công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Cách đó không xa về phía bắc là Khu di tích căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ. Dưới tán rừng già, khu di tích căn cứ của tỉnh Phú Yên, gồm: Hội trường Mùa Xuân, cơ quan Tỉnh ủy, cơ quan UBND cách mạng, nhà Giao tế, nhà làm việc của các đồng chí lãnh đạo, cơ quan Ủy ban Mặt trận dân tộc giải phóng, cơ quan Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, Trường Đảng, cơ quan Tỉnh đội, xưởng Quân giới 200, cơ quan Ban An ninh, Bệnh xá Trúc Bạch và Trường Y tế vừa được Sở VH-TT-DL trùng tu khang trang từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Những mái nhà được phục dựng dưới tán cây rừng giúp những người đến đây như sống lại một thời kháng chiến cách đây gần nửa thế kỷ.
Tham khảo thêm:Tin tức Phú Yên Online
Nhà Thờ Bác Hồ Phú Yên - Tưởng nhớ vị Lãnh Tụ
Mỗi năm, Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà thờ Bác Hồ và Khu di tích Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ đón gần 10.000 lượt du khách trong và ngoài tỉnh về dâng hương, tham quan.
Anh Phan Nguyễn Hoàng Quốc, thành viên Ban quản lý khu di tích, người đã tình nguyện làm công tác bảo vệ Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ từ khi mới xây dựng, tâm sự: “Được công tác tại nơi thiêng liêng này, chúng tôi rất vinh dự, tự hào. Chúng tôi luôn tự hứa suốt đời học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người; không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, sưu tầm tài liệu quý giá về Bác. Mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, ngày lễ, khu di tích đón hàng ngàn lượt khách về đây dâng hương, báo công, tham quan và tìm hiểu lịch sử”.
Sau hơn 10 năm xây dựng, Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà thờ Bác Hồ - Khu di tích Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ không ngừng được chỉnh trang, trùng tu, trồng thêm cây xanh tạo cảnh quan phục vụ du khách tham quan. Quanh khu Nhà thờ Bác Hồ là 6ha đất trồng các loại cây rừng, cây ăn quả. Đây là công trình Vườn cây ơn Bác của tuổi trẻ Phú Yên, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ. Theo anh Phan Nguyễn Hoàng Quốc, Vườn cây ơn Bác có khoảng 1.500 cây ăn quả, chủ yếu là mít, bưởi, vú sữa... Mùa này, cây đã cho trái. Vườn thông và cây dầu lai cũng đã vươn cao tỏa bóng mát, có thể làm nơi nghỉ chân. Mới đây, khu nhà hội trường phía trước di tích Nhà thờ Bác Hồ, Sở VH-TT-DL vừa hoàn thành mô hình sa bàn cả cụm di tích để người tham quan có thể tìm hiểu tổng quan trước khi đến tham quan từng di tích…
Click ngay:TOP 10+ đặc sản Phú Yên nổi tiếng
Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ - Căn cứ của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống Mỹ là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Và khi đã trở thành điểm du lịch địa phương thì công tác đầu tư, thu hút khách du lịch vẫn còn nhiều điều cần làm.
Ngày 22/8/2008, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận khu di tích lịch sử cấp quốc gia, bao gồm nhà thờ Bác Hồ và 12 địa điểm nữa một thời là nơi căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy, chính quyền, quân dân Phú Yên. Khu di tích 3 Sơn ấy tọa lạc trên cao nguyên Vân Hòa, mảnh đất miền Tây Phú Yên, ở độ cao trên 400m so với mặt nước biển Tuy Hòa. Nơi đây địa hình đồi núi, bạt ngàn cây xanh, có nhiều hang động, sông suối, thác và hồ nước đẹp. Đất đỏ ba-zan màu mỡ. cà phê, hồ tiêu bạt ngàn… đầy nắng, gió và sương mờ, mỗi khi khí hậu vào thu, nhiệt độ ở cao nguyên Vân Hòa luôn thấp hơn nhiệt độ TP Tuy Hòa. Mỗi buối sáng thức dậy, khí hậu Vân Hòa đem đến cho chúng ta một điều kì thú, sương mờ giăng giăng trên mặt hồ suối phẫn, suối phèn. Khu di tích là nơi thuận lợi , lý tưởng cho du lịch sinh thái, tìm hiểu và khám phá vùng đất phía đông dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trước khi vươn dài ra biển Đông ở mũi Đại Lãnh nơi đón ánh bình minh ngày mới đầu tiên trên đất liền.
Tham khảo thêm:Du lịch Đập Tam Giang Phú Yên
Anh Phan Nguyễn Hoàng Quốc trăn trở: “Ở khu di tích này, cái thiếu thiết yếu đầu tiên là nước sinh hoạt. Giếng nước trong khu di tích Nhà thờ Bác Hồ đã hư hỏng, nước sinh hoạt được lấy từ giếng đào dưới thung lũng trước đây phục vụ tưới cây công trình Vườn cây ơn Bác. Mỗi khi tổ chức các chương trình lớn, chúng tôi phải dùng xe chở nước từ vùng lân cận”. Một hạn chế nữa là, du khách khi đến di tích này ngoài dâng hương tại Nhà thờ Bác Hồ, chưa có điểm tham quan, du lịch tìm hiểu lịch sử. Các công trình mới chỉ được đầu tư bên ngoài, còn bên trong thiếu phòng truyền thống, trưng bày những chứng tích, di tích liên quan đến khu căn cứ kháng chiến, những di vật, sách báo về Bác Hồ… Thậm chí, một quầy hàng lưu niệm, giải khát cũng chưa được hình thành để phục vụ khách tham quan. Anh Quốc cho hay, trước đây cũng có một ít hiện vật được trưng bày, nhưng sau đó đã chuyển về Bảo tàng Phú Yên, số còn lại quá ít thì lưu kho, không đủ để trưng bày.
Tham khảo thêm:Phú Yên có gì đẹp
Để tạo nguồn nước dồi dào, cũng như điểm dã ngoại thú vị, theo những người dân sống quanh khu di tích thì cần kết nối từ điểm di tích Hội trường Mùa Xuân đến suối Tía, cách di tích chừng 5 đến 7km. Đoạn suối này có nước quanh năm với nhiều trảng đá bằng phẳng, có thể làm điểm dừng chân nghỉ ngơi, dã ngoại. Nếu đầu tư một con đường sẽ góp phần thu hút nhiều đoàn khách dã ngoại kết hợp với tham quan di tích lịch sử ý nghĩa này.
- 26/04/2024
- 2136
- Địa Điểm Du Lịch