Bánh Ít Lá Gai - Ẩm Thực Hồn Quê Phú Yên
Bạn đang tìm kiếm quà bánh để chuẩn bị cho đám giỗ hay để biếu tặng bạn bè mình? Bạn băn khoăn không biết nên chuẩn bị quà bánh gì khi mình quá bận rộn với công việc và không còn đủ thời gian để tự nấu nướng mọi thứ? Hãy thử với các loại bánh ít lá gai, bánh trái cây, bánh ú… Các dòng sản phẩm của chúng tôi được xem như thứ quà bánh truyền thống Việt Nam không thể thiếu trong đám giỗ và cũng rất ý nghĩa khi gửi tặng những người mình yêu thương.
Giới thiệu món Bánh Ít Lá Gai Phú Yên
Nếu ai có dịp dự đám cúng, giỗ ở Phú Yên, khi ra về thế cũng được nhận một gói quà mang về là chiếc bánh ít lá gai.
Xem thêm:Nước Mắm Ngon Phú Yên
Có 1 điểm thú vị khác là bánh ít cũng được xem như “Mochi phiên bản Việt” khi có nhiều điểm tương đồng với Mochi của Nhật từ nguyên liệu, cách làm đến ý nghĩa truyền tải trong mỗi chiếc bánh. Với Mochi, khi “mỗi chiếc bánh tượng trưng cho lời cầu chúc may mắn, thịnh vượng và hơn tất cả, là sự sum vầy” thì bánh ít thường xuất hiện trong đám giỗ, đám tiệc hoặc cách mà người thân tặng nhau để bày tỏ tình cảm và quan tâm lẫn nhau.
Xem thêm:Du lịch Đập Tam Giang Phú Yên
Em đây như chiếc bánh gai
Áo nâu phai nắng, da thời lại đen
Ai ơi ăn thử mà xem
Ăn rồi mới biết là em ngọt bùi
Hướng dẫn làm bánh ít lá gai Phú Yên
Nguyên liệu để làm bánh ít lá gai rất rẻ và dễ kiếm: lá gai, bột nếp, dầu phụng, dừa, và đậu xanh, nhưng để làm được một chiếc bánh ngon đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn với người làm bánh thật khéo léo.
Xem thêm:Chơi gì ở Phú Yên
Cắt lá chuối để gói bánh, thường là lá chuối chát, vì nó có độ bền, dai và không bị rác như các loại chuối khác
- Những tàu lá chuối to nguyên vẹn được cắt xuống để sử dụng
- Chia lá thành những miếng hình chữ nhật
- Cắt tỉa lá cho vừa gói bánh
Xem thêm:Dịch vụ cho thuê xe du lịch 16 chỗ giá rẻ tại Phú Yên
Lá được lau sạch sẽ và đem phơi nắng cho có độ dai
Lá gai là lá của loại cây một mặt xanh, một mặt trắng bạc, hơi thô nhám. Chọn lá mướt, không bị sâu, đem rửa sạch, luộc chín, để ráo nước rồi giã cho thật nhuyễn, mịn như bột.
Tham khảo thêm:Du lịch Phú Yên có gì
Sau đó đi hái lá gai,đây là một nguyên liệu chính để làm nên chiếc bánh
Lá gai là lá một loại cây dại thường mọc rất nhiều theo hàng rào, bờ dậu
Nếp vo sạch, ngâm khoảng 3 – 4h rồi đem xay. Sau đó đăng bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại treo lên hoặc dùng một phiến đá đè lên bên trên để nước bên trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp.
Tham khảo thêm:Du lịch Hồ Hóc Răm Phú Yên
Cho bột nếp, lá gai đã giã nhuyễn và đường đã thắng dẻo vào cối, tiếp tục quết mạnh cho hỗn hợp bột nếp, lá gai, đường hòa quyện vào nhau. Khi quết phải thoa dầu phụng sống vào đầu chày thường xuyên để bột khỏi dính và dầu được trộn đều vào bột.
Click ngay:Bãi Xếp Tuy Hòa
Nhân bánh gồm đậu xanh, dừa và đường. Dừa được bào thành sợi, bỏ vào chảo xào chung với đường cho chín tới rồi cho đậu xanh đã nấu chín, bóc vỏ, thêm tí gừng vào xào chung với lửa nhỏ, đến khi nào hỗn hợp chuyển sang màu vàng sậm là được. Nhưng khác với các loại bánh khác, nhân bánh ít lá gai không giữ phần quan trọng, không quý bằng phần bánh lá gai bọc quanh.
- Bắt đầu cho công đoạn gói bánh
Bột nếp lá gai được bọc ngoài nhân bánh, vo lại thành những hình khối tròn
Chia bột thành từng miếng nhỏ, cho nhân vào bên trong, vo tròn, thoa đều bánh bằng dầu phộng đã thắng chín. Bánh được gói hình tháp vuông bằng lá chuối. Những chiếc lá đã được cắt vuông, tỉa tròn ở các cạnh và đem phơi nắng cho mềm để khi gói bánh không bị rách (hoặc có thể hơ trên than hồng cho nhanh). Công đoạn cuối cùng là đem bánh hấp cách thủy cho chín.
Tham khảo thêm:Tổng hợp xe khách Phú Yên
Dùng miếng lá chuối đã cắt sẵn, cuộn viên bánh lại, bẻ ngoặc hai đầu lá lại là xong
Công việc cứ tiếp diễn cho đến hoàn tất và biết bao câu chuyện Nam Tào Bắc Đẩu gì đó cũng sẽ được chia sẻ trong lúc này. Bánh ít lá gai rất dẻo nhưng không dính răng, ăn nhiều không sợ đau bụng vì trong lá gai có vị thuốc trị đau bụng. Cắn một miếng, vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị béo giòn của dừa, vị bùi của đậu xanh, hương cay nồng của gừng tạo nên một cảm giác khoái khẩu không thể quên được.
Xem thêm:Chùa Bảo Lâm Phú Yên
- Trong lúc đó tại góc bếp,một nồi nước sôi để hấp bánh cũng đã sẳn sàng
- Đợt bánh đầu tiên được đưa vào nồi hấp
- Bánh chín được vớt ra để vào rổ cho nguội và ráo nước
- Bánh có màu đen tuyền rất đẹp
Bánh ít lá gai chỉ được làm trong các dịp cúng, giỗ để con cháu thể hiện sự hiếu thảo với cha mẹ, ông bà tổ tiên đã khuất, bởi làm nó tuy không tốn nhiều chi phí nhưng rất tốn công. Trước ngày cúng, giỗ, bà con hàng xóm tụ họp cùng nhau phụ giúp làm bánh, vừa làm vừa trò chuyện, tạo nên không khí gia đình đầm ấm.
Kết Luận:
Nhìn chung, đó là một nét văn hóa truyền thống lâu đời đáng được trân trọng và gìn giữ. Bánh ít lá gai đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Phú Yên. Ngoài ra thì Nha Trang - Khánh Hòa một trong những vùng đất gần với Phú Yên cũng có nhiều nét văn hóa ẩm thực giống nhau. Các bạn có thể thao khảo qua nhiều món ngon Nha Trang như Bánh Căn Nha Trang, Nem Nướng Nha Trang, Yến Sào Nha Trang...
- 30/10/2022
- 8575
- Ẩm Thực Phú Yên