Tìm kiếm

Rượu Cần Sông Hinh - Hương Thơm Rừng Núi

Rượu Cần Sông Hinh - Hương Thơm Rừng Núi
Rượu Cần Sông Hinh - Hương Thơm Rừng Núi
Rượu Cần Sông Hinh - Hương Thơm Rừng Núi

Rượu Cần Phú Yên - Đặc Sản Ẩm Thực Người Ê-Đê

Rượu cần là thức uống phổ biến của người Tây Nguyên sau nước giọt dùng giải khát trong sinh hoạt hàng ngày. Làm rượu cần là nghề riêng của chị em phụ nữ các dân tộc Tây Nguyên, giống như nghề tạc tượng là nghề chỉ dành cho những người đàn ông của làng. Nguyên liệu là lương thực có sẵn trong cuộc sống mang đặc trưng nương rẫy như: gạo, củ mì, kê, hạt bắp, bo bo... Theo chị em người Jrai ở huyện Chư Pah thì ngon nhất là ủ rượu cần bằng gạo, kê và bắp.

Giới thiệu Rượu cần Sông Hinh Phú Yên

Những ngày đầu xuân, chúng tôi đến với xã Sông Hinh (Sông Hinh) thưởng thức rượu cần của người Ê-Đê, để cảm nhận hồn thiêng dân tộc trong tiếng cồng chiêng, điệu xoan bên nếp nhà sàn.

Rượu cần Phú Yên

Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó mật thiết với đời sống của người Ba Na ở nơi đây. Bởi ché rượu đã luôn có mặt trong mọi lễ tục của cộng đồng, từ lễ mừng chiến thắng, mừng được mùa, mừng nhà mới đến các đám cưới, đám tang… Rượu cần lại càng không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào. Và nếu cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên, thì uống rượu cần là dịp để mọi người giao lưu, chia sẻ với nhau.

Xem thêm:TOP 10+ món Ăn sáng ở Phú Yên siêu ngon

Đến bất cứ nhà nào của đồng bào Ê-Đê trong những ngày đầu xuân, bạn sẽ thấy ít nhất năm, bảy ché xếp ngay ngắn bên vách sàn. Để chế biến rượu cần, người ta cần đến: ché rượu còn gọi là ghè rượu, nguyên liệu của rượu và cần rượu. Ché rượu làm bằng đất, tráng men sành sứ với nhiều hình ảnh, họa tiết mang nét văn hóa riêng của từng dân tộc. Ché càng cổ lại càng quý, đựng rượu càng ngon. Cha Tý ở thôn Suối Dứa (xã Sông Hinh) cho biết: “Ngày trước, có những loại ché có giá trị trên 7con bò. Tuy nhiên, loại ché này hiện ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số không còn nhiều, chỉ vài ba nhà còn cất giữ. Ngày nay, đồng bào chủ yếu mua các loại ché bán thông dụng trên thị trường”.

Xem thêm:Dịch vụ đưa đón sân bay Tuy Hòa Phú Yên

Rượu cần hương vị ngọt ngào

Nguyên liệu để làm rượu ché có nhiều loại, có thể bằng nếp hoặc bắp, nhưng bà con Ba Na thường dùng loại mì gòn là thứ cây phổ biến dễ trồng, dễ chế biến. Men rượu cần thường được lấy từ một loại lá rừng giã thành bột, nắn dẹt thành bánh, đem phơi trên giàn bếp càng lâu càng tốt. Mì được nấu chín, vớt ra để nguội rồi rắc men, trộn thật đều, xong đem ủ kín từ 2 đến 3 ngày. Khi thấy mì đã lên men, có mùi thơm thì đem bỏ vào ché, bên trên phủ lá chuối, bịt miệng lại rồi cất đi. Ủ sau khoảng trên dưới một tháng, rượu có thể đem ra uống được. Cần rượu chủ yếu làm bằng cây trúc ở trên rừng, có lóng dài trên một mét, lỗ thông hai đầu.

Tham khảo thêm:Mắt cá ngừ Phú Yên - đặc sản thơm ngon

Cách làm rượu cần Sông Hinh Phú Yên

Quy trình làm rượu cần không khó nhưng để ủ được ghè rượu ngon lại là sự khéo tay và chú tâm của người làm. Mỗi ché rượu của từng gia đình có mỗi vị khác nhau; khác biệt rõ ràng với nhạt, chua, cay, nồng, ngọt, thanh, đậm, lợ... Người viết bài này thích vị chua thanh và vị ngọt nồng của những ghè rượu làm bằng kê và gạo.

Bước 1: Bắt đầu làm rượu, người phụ nữ dân tộc Ê-Đê chọn lương thực nấu chín sau đó đổ ra lá cho nguội đều, tiếp đến rắc men rượu vào, để tạo độ hở và xốp họ trộn thêm trấu vào cơm và men trộn tơi.

Bước 2: Men để làm rượu cần truyền thống thường làm bằng lá cây, vỏ cây. Đồng bào thường lấy vỏ cây hiam đập dập, ngâm vào nước cho phai chất nhựa, tiếp đến giã gạo thành bột mịn, lấy thêm bột ớt, bột gừng đổ vào ngâm cùng nước vỏ cây hiam.

Bước 3: Khi nước vỏ cây hiam và các thứ bột đã tạo thành hỗn hợp đặc quánh thì họ vắt thành từng viên, từng mẩu nhỏ, đem phơi khô vài nắng hoặc treo lên gác bếp hơn tuần là đem ra làm rượu cần được.

Bước 4: Sau phần trộn men cho cơm (bắp, mì, kê, bo bo...) chị em lót lá cây vào chiếc gùi lớn, đổ cơm trộn men vào gùi đậy lá lên cất vào góc nhà khoảng một ngày, sau đó lại đổ ra lá lần nữa rồi mới bốc từng nắm cho vào ghè; khi ghè đã đầy cơm men, lấy lá lạt cột kín, bịt chặt.

Bình rượu cần

Click ngay:Khám phá Đại Lãnh Phú Yên

Rượu cần ủ càng kỹ càng ngon; thông thường ủ khoảng hơn tuần thì có thể uống được.

Thưởng thức món rượu cần Sông Hinh Phú Yên

Cách uống khá đơn giản song không kém phần hấp dẫn với việc bẻ lá cây rải một lớp lên, dùng mấy thanh tre mỏng cài lại cho chặt rồi đổ nước giọt vào, cắm cần và hút.
Người Ê-Đê rất hiếu khách, trọng nghĩa. Uống rượu cần là một nét đẹp văn hóa của họ. Mỗi khi có khách đến thăm chơi, trước khi đổ rượu, thường người đàn ông phải xin phép ông bà, cha mẹ hoặc người phụ nữ có vị trí trong gia đình (có lẽ điều này là do chế độ mẫu hệ vẫn còn ảnh hưởng trong đời sống tâm linh của người Ê-Đê

Thưởng thức rượu cần

Ché rượu được đặt ở giữa nhà hoặc dựa vào cột nhà. Chủ nhà mở miệng ché lấy lá chuối bỏ ra ngoài, cắm cần vào. Xong đâu đấy, chủ nhà mới múc nước lã đổ vào ché cho tràn, rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và cho khách biết rượu không độc. Sau đó, chủ nhà thay mặt cả gia đình chúc khách sức khỏe, sống lâu và gặp nhiều may mắn. Chủ nhà còn đưa tay phải nắm lấy cần, tay trái đặt lên miệng ché, lâm râm khấn. Khấn xong, chủ nhà trịnh trọng đưa cần bằng cả hai tay cho bạn hữu, khách quý. Rượu cần thường được uống theo cặp đôi: chủ và khách, già với trẻ, trai với gái… nên khi nhập cuộc thường có mối giao hòa, thân thiện. Khi được mời uống, khách phải đón nhận bằng tay phải hay hai tay, vì với đồng bào miền núi, cầm tay trái là tỏ ra coi thường. Để tỏ lòng tôn trọng tình cảm gia đình, bạn hãy vuốt nhẹ cần từ dưới lên trên rồi mới xin phép được uống. Lúc uống thì phải uống thật lòng, vì khi cùng uống, chủ nhân thường nhìn thẳng vào mặt khách, có ý xem thử khách có thực tình không và cũng là để tỏ lòng tôn trọng, thiện cảm. Cho dù không quen uống rượu nhưng khi bạn đã ngậm cần là phải uống, đến một mức nào đó thì có thể xin phép chủ nhân trả lại cần.

Xem thêm:Đầm Ô Loan tỉnh Phú Yên

Mỗi nhà đều có một dụng cụ đo tửu lượng rất độc đáo gọi là cái kham, trông như một cái chén bằng đồng. Trên miệng ché, chủ nhân dùng một thanh tre để làm nấc thang đo tửu lượng từng người. Rượu uống đến đâu, nước ở miệng ché vơi đến đó, chủ nhà lại tiếp tục đổ thêm nước vào và chuyển cần cho người khác.

Rượu cần không cay, không gắt như rượu gạo miền xuôi, nhưng khi ai đã say thì cũng không kém phần dữ dội. Trong cùng một ché, nhưng có chỗ ngọt hoặc chua, nhạt… Vì vậy, nếu không ưng ý, người uống có thể rút cần và găm vào chỗ khác, ngon hơn.

Nhà báo - nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Thanh Xuân lần đầu đến với bà con dân tộc Ê-Đê ở xã Sông Hinh và được bà con mời rượu tâm sự: “Tôi đã uống rượu cần nhiều nơi nhưng cảm nhận riêng tôi, rượu của bà con nơi đây rất ngon, rất đằm. Đặc biệt bà con mời khách rất thân tình, ấm áp và rất cởi mở tạo cho những người khách mới đến cảm thấy rất gần gũi với bà con. Và khi men say lâng lâng trong người, tôi thấy không khí càng thắm thiết hơn, gần gũi hơn”.

Rượu cần đặc sản Sông Hinh

Trong những ngày đầu xuân, bên ché rượu cần của người Ê-Đê còn có những cây thịt rừng nướng, cá sông nướng tỏa mùi thơm phức. Ta vừa uống rượu, vừa nhâm nhi miếng mồi, vừa trò chuyện thì thú vị biết nhường nào.

Kết luận:

Rượu cầnSông Hinh là thức uống dùng trong cúng tế thần linh trong các lễ hội truyền thống của người dân tộc Tây Nguyên, trong sinh hoạt thường ngày. Đây là thức uống không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc nơi đây như bếp lửa và cồng chiêng vậy. Và dĩ nhiên nghề này là nghề chỉ dành riêng cho chị em phụ nữ, thể hiện sự khéo tay, đảm đang, sự giàu có của những người làm chủ gia đình. Đây là một nghề truyền thống mang giá trị văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên cần được giữ gìn, phát huy.

Hỗ trợ tư vấn ngay
Từ khóa
Bài viết liên quan
Chuột Đồng Nướng Phú Yên - Đặc Sản Hấp Dẫn 2023!Chùa Thanh Lương - Ngôi Chùa【Độc Nhất Việt Nam】Đặc Sản Mắt Cá Ngừ Đại Dương Phú Yên【Ăn Quên Lối Về】