Tìm kiếm

Nhà Rông - Biểu Tượng Văn Hóa Đồng Bào Dân Tộc Phú Yên

Nhà Rông - Đậm Đà Bản Sắc Dân Tộc Của Người Đồng Bào Phú Yên

Đến những thôn làng trên vùng núi ở Phú Yên, rất dễ thấy những cột nhà sàn nhấp nhô dọc dốc núi. Đồng bào Ba Na rất tự hào về dựng nhà theo kiểu kiến trúc độc nhất, đó là những ngôi nhà Rông uy nghi cao ngất ngưởng, nằm ngay giữa làng, chống chọi cả mưa to gió lớn.

Giới thiệu Nhà Rông Phú Yên

Nhà Rông - Phú Yên

Theo như già làng Ma Nghĩa, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân – Phú Yên), nhà ở, nhà sinh hoạt của tộc người sống ở dãy Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung và dân tộc ít người Phú Yên nói riêng đã có kiểu kiến trúc hài hòa với thiên nhiên và điều kiện sống riêng. Nhà Rồng là di sản vật thể kiến trúc được tạo nên bởi người Ba Na và không thể lẫn lộn với dân tộc nào. Ông Ma Nghĩa nói: “Ngày nay, nhà Rông văn hóa như mọi người thường gọi là nơi sinh hoạt công cộng của buôn làng. Mỗi nơi có những kiểu nhà riêng. Ở một số nơi, nhà được xây bằng mái tranh, tường gỗ, sàn liếp lồ ô; có nhiều nhà khác lại xây với tường và sàn gỗ, mái ngói, có nơi nhà được làm bằng mái tôn, sàn tường bê tông cốt thép,… Nhưng nói chung, chúng đều có chức năng chung để làm nơi sinh hoạt cho dân làng”. Nhà Rông của người Ba Na được dựng trên mục đích đó. Tuy nhiên, công trình nhà Rông được người dân Ba Na tự hào, xem như biểu tượng linh hồn, là nơi lưu giữ linh hồn của dân tộc bởi kiểu kiến trúc quyện với quan niệm tâm linh trong quá trình xây dựng.

Xem thêm:Lẩu gà lá é Phú Yên siêu ngon

Nhà Rông - Là thiết chế văn hóa đặc trưng của người đồng bào

Biểu tượng văn hóa người Ba-Na

Nhà rông là thiết chế văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc thiểu số Ê Đê, Ba Na, Chăm H’roi... Đây là nơi thu hút đông đảo các tầng lớp già, trẻ, gái, trai tập trung vui chơi giải trí lành mạnh sau một ngày lao động mệt nhọc, cũng là giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Vì vậy, việc xây dựng nhà rông văn hóa đối với đồng bào các dân tộc tiểu số là rất quan trọng. Họ kỹ lưỡng từ đường nét hoa văn, kiến trúc, kiểu dáng đến vật liệu xây dựng... Hội tụ đầy đủ các yếu tố trên khi bắt tay vào xây dựng nhà rông, người ta chọn một vị trí phù hợp, nơi trung tâm khu dân cư nhằm thuận lợi trong việc sinh hoạt văn hóa của cộng đồng và cộng đồng có trách nhiệm bảo quản giữ gìn các đồ vật phục vụ trong sinh hoạt văn hóa như: trống, cồng chiêng, chum, ché, cung, ná...

Xem thêm:Tháp Nhạn Phú Yên

Nhà rông là thiết chế văn hóa của người Ba-Na

Vào những ngày lễ hội trong năm, ngày tết cổ truyền, dân làng tập trung về nhà rông như tìm về nguồn cội. Những đôi trai gái quây quần bên bếp lửa bập bùng, tay đan tay, hòa cùng nhịp điệu cồng chiêng aráp, ngây ngất bên ché rượu cần nồng thắm men rừng mà lòng vấn vương nhau, rồi nên duyên chồng vợ. Hoặc sau giờ lao động mệt nhọc trên đồi lúa, rẫy khoai, rẫy bắp... khi quay về dưới cái nắng ban trưa oi bức, các mí, các hờ duyên dáng ngồi vào khung cửi. Bằng đôi tay khéo léo tạo ra những đường nét hoa văn truyền thống rất độc đáo trên những tấm vải thổ cẩm như câu thơ vẫn lưu truyền trên các triền rẫy: Sáng sớm lên đồi chàm/ hạt chàm công anh tỉa/ trưa về ngồi dệt lụa/ dưới mái lá nhà rông...

Tham khảo thêm:Rượu cần Sông Hinh

Nhà Rông - Đậm đà bản sắc dân tộc

Những năm gần đây, ngành Văn hóa đã quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí cùng các địa phương trùng tu xây dựng nhà rông mới, tạo ra những thay đổi rõ nét trong sinh hoạt tinh thần của người dân miền sơn cước. Từ đầu buôn đến cuối thôn ở đâu cũng bắt gặp nhà cửa từng ngày được “ngói hóa” khang trang. Già làng Ma Lin ở buôn Đoàn Kết, xã Suối Trai (huyện Sơn Hòa), chia sẻ: “Từ khi được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng nhà rông mới cho đồng bào thì sinh hoạt văn hóa của người dân thay đổi hẳn. Ngoài việc giữ gìn nhà cửa, người làng còn tiếp thu nếp sống văn hóa qua những lúc sinh hoạt văn hóa vui chơi cộng đồng tại nhà rông”.

Xem thêm:Dịch vụ cho thuê xe du lịch 7 chỗ ở Phú Yên đời mới

Nhà Rông của người Ê Đê được khang trang hóa

Theo già làng La O Tý, nguyên trưởng thôn Phú Lợi, xã Phú mỡ, nhà Rông ngày nay được xây bằng cưa, đục, máy bào. Còn ngày xưa, để xây nhà Rông cần tập trung tối đa công sức của dân làng. Cần khoảng 5 tháng để xây dựng xong nhưng mất tới 3 năm để đốn cây lấy gỗ chuẩn bị vật liệu xây dựng.

Click ngay:Cua Huỳnh Đế Phú Yên thơm ngon

Già làng La O Tý nói: “Mỗi ngày, có hơn mười trai trẻ thay phiên khiêng vác, vượt qua nhiều suối sâu, đèo cao để mang cây về nơi tập kết. 10 cây cột viền một mét rưỡi (cây lõi ké, cây lõi muồng) đã chết mục được dời từ rừng đến làng Ma Lươm khoảng 20km từ trung tâm làng. Một cây to vừa người ôm đã được đẽo, mài cùn nhiều lần bằng rìu mới thành một cây cột. Công cụ xây nhà chỉ có rìu, rựa, dao bảy, dao ba,… khom lưng để đẽo và bện mây. Hai mái nhà Rông cao vút và được phủ bởi cỏ tranh. Khi nhà Rông được xây xong, dân làng tin rằng ngôi làng đã được Yàng ngự trị, già làng tổ chức lễ ăn mừng trong 3 ngày đêm liền

Xem thêm:Bánh hỏi lòng heo Phú Yên

Theo ông La Văn Lung, già làng thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, nhà Rông của người Ba Na có chức năng xã hội quan trọng. Đó là nơi tập trung gặp gỡ và quyết định những vấn đề quan trọng của dân làng. Tại đây, già làng thực hiện những quyết định cần thiết cho dân làng bàn luận như chọn ngày bắt đầu phá rừng làm rẫy, quyết định luật vi phạm và tập quán; hòa giải những bất đồng, xích mích giữa người dân trong làng,…
Mặc dù đã qua nhiều biến đổi, nhưng trong tâm người dân Ba Na, nhà Rông vẫn luôn là nơi lưu giữ những giá trị tinh thần, là nơi để tổ chức đời sống vật chất

Tham khảo thêm:Hồ Hóc Răm Phú Yên

Công trình kiến trúc đặc trưng

Để thiết chế văn hóa ấy tồn tại, phát triển, trước hết phải xét xem hiệu quả của nó đối với cộng đồng; phải tìm ra cách thức để tổ chức các hoạt động nơi buôn làng có nhà rông văn hóa. Trang bị cho nhà rông các điều kiện, phương tiện, vật chất như các bộ cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc truyền thống, có cán bộ văn hóa, tổ chức các hoạt động, làm cho đồng bào gắn kết các sinh hoạt văn hóa với nhà rông. Coi nhà rông như là một địa chỉ văn hóa hấp dẫn không chỉ tổ chức các hoạt động văn hóa mà còn là nơi trưng bày, lưu giữ vốn quý văn hóa của buôn làng, coi nhà rông văn hóa như cái “hồn” của buôn làng, là nơi giữ “ngọn lửa” của làng. Qua đó, làm sống dậy những hoạt động văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Tổ chức các hoạt động văn hóa dưới mái nhà rông đảm bảo cho người dân phát huy hết khả năng giữ gìn vốn quý văn hóa truyền thống.

Người đồng bào ở đây coi nhà rông như chính ngôi nhà chung của buôn làng để mọi vui, buồn của người dân gửi gắn nơi “cái hồn” của buôn, làng. Khi đó hiệu quả xã hội của nhà rông mới phát huy hết giá trị của vật chất và tinh thần, in đậm bản sắc mà người Ba Na đã tông tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Tham khảo thêm:Các địa điểm du lịch Phú Yên

Kết luận

Tham quan nhà Rông là 1 hoạt động du lịch bổ ích và lý thú đối với tất cả mọi người chúng ta, hiểu thêm về văn hóa, những phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc nơi đây. Hy vọng rằng bài viết đã chia sẻ thêm những kinh nghiệm quý giá giúp cho mọi người hiểu và cảm nhận được nét văn hóa của đồng bào nơi đây.

Hỗ trợ tư vấn ngay
Từ khóa
Bài viết liên quan
Nhà Sàn - Giá Trị Văn Hóa Biểu Trưng Cho Người Ê - Đê Phú Yên[TOP 10+ Lưu Ý] Khám Phá Đầm Ô Loan Phú Yên【Triệu Like】[TOP 10+ Lưu Ý] Khám Phá Cù Lao Mái Nhà Phú Yên【Vạn Người Mê】