Tìm kiếm

Vịnh Xuân Đài Phú Yên - Vẻ Đẹp Trữ Tình

Vịnh Xuân Đài Phú Yên - Vẻ Đẹp Trữ Tình
Vịnh Xuân Đài Phú Yên - Vẻ Đẹp Trữ Tình
Vịnh Xuân Đài Phú Yên - Vẻ Đẹp Trữ Tình
Vịnh Xuân Đài Phú Yên - Vẻ Đẹp Trữ Tình

[Khám Phá 10+] Địa Điểm Tuyệt Đẹp Ở Vịnh Xuân Đài 2023

Phú Yên - xứ sở “hoa vàng cỏ xanh” trù phú không chỉ nổi tiếng với những đầm nước trong vắt, những bãi biển xanh bao la hay gành đá đĩa kì thú mà còn nổi tiếng với những vịnh biển đẹp đến xao lòng. Hãy cùng theo chân Thổ địa Phú Yên đến với vịnh Xuân Đài - một trong những thắng cảnh đẹp hút hồn của mảnh đất xứ Nẫu thân yêu này nhé!

Đôi nét về Vịnh Xuân Đài

Nằm trên tuyến Quốc lộ 1A trải dài chừng 50km ven bờ biển Đông từ thị xã Sông Cầu đến huyện Tuy An ở phía Bắc tỉnh Phú Yên, vịnh Xuân Đài hiện ra đẹp như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp. Vịnh được tạo thành bởi một dãy núi chạy dài ra biển khoảng 15km, trông giống hình đầu của một con kì lân.

Xem thêm:Vị trí Vịnh Xuân Đài

“Vũng La, vũng Xứ, vũng Chào

Vũng Dông, vũng Mắm, vũng nào cũng thương”.

Vịnh Xuân Đài còn được biết đến là nới mang đậm dấu ấn lịch sử của dân tộc. Thời xưa, quân Tây Sơn và nhà Nguyễn đã từng có một trận thủy chiến tại đây. Năm 1832, phái đoàn ngoại giao Hoa Kì mang thư của tổng thống nước này đến đây gặp gỡ Ngoại lang Nguyễn Tri Phương (do vua Minh Mạng cử đến) để xin “giao hảo thông thương”. Vịnh Xuân Đài trở thành nơi bang giao đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kì, suốt một thời gian dài khu vực này là thủ phủ của tỉnh Phú Yên.

Xem thêm:Cù Lao Mái Nhà

1. Gành Đèn Phú Yên

Gành Đèn có một ngọn hải đăng với hai màu sơn trắng – đỏ vươn cao, in bóng trên nền trời xanh thẳm, báo hiệu cho tàu thuyền ngoài khơi biết hướng và khoảng cách các bãi đá khi ra vào cửa vịnh Xuân Đài.

Ngọn hải đăng trên Gành Đèn - Phú Yên

Ngày trước, nơi đây có tên gọi là gành Đá Đen. Từ khi xây dựng 2 ngọn hải đăng ven biển người dân dần quen gọi thành gành Đèn. Có lẽ vì ánh đèn từ hải đăng phát ra làm con người ta ấn tượng quá mà trong đầu luôn thường trực hình ảnh đèn hải đăng. Từ trong bờ nhìn ra, những gành đá nhẵn thín cao thấp, lớn nhỏ xen kẽ nhau như đang bày binh bố trận đợi thuyền bè của ngư dân lao vào. Sóng len lỏi vào những hốc đá sủi bọt trắng xóa. Dưới các gành đá, giữa lớp rong tảo dập dờn, những đàn cá nhỏ nhẹ nhàng bơi lội. Từ trên ngọn hải đăng ngắm bình minh trên Gành Đèn vào sáng sớm thật tuyệt vời.

Ngọn hải đăng Gành Đèn có độ cao 22m so với mặt nước biển. Cứ 5 giây đèn xoay được một vòng, phát ra nguồn sáng rất mạnh để tàu thuyền ngoài khơi có thể nhận biết được trong cự ly 17 hải lý. Từ nơi đây có thể nhìn bao quát cả một vùng mênh mông biển xanh phía đông và những đảo, những gành lớn nhỏ lô nhô phía nam cửa vịnh Xuân Đài. Đường vào gành Đèn đã được bê tông hóa đi lại thuận tiện, phía xa xa là khu nhà sinh hoạt để nhân viên trông hải đăng nghỉ ngơi.

Tham khảo thêm:Đập Đồng Cam

2. Gành Đỏ

Truyền thuyết xưa kể lại gần cù lao Ông xá có một bãi đất chạy dài tạo thành bờ trổ chắn ngang trước cửa vũng. Nước thủy triều lên có một con cá vược khổng lồ bơi vào qua bờ đất đó vào trong vũng, đến khi nước rút con cá đó không bơi ra được. Cá chết hóa đá tạo thành một bờ đá lớn. Người dân gọi đó là bờ cá vược.

Sáng sớm trên Gành Đỏ

Bạn có thể đến để tận hưởng không gian đêm yên bình tại làng chài Gành Đỏ, mang theo lều để cắm trại trên bãi biển, và thưởng thức những món hải sản tươi sống. Sáng sớm xuống làng chài đón thuyền ngư dân vào bờ để chọn những loại hải sản ngon nhất sau đó nhờ người dân sơ chế qua để mang về chế biến.

Xem thêm:Mũi Điện Phú Yên

Cuộc sống mưu sinh của người dân hầu hết gắn liền với biển, biển là mẹ nuôi sống họ bao đời nay. Trẻ em nơi đây rất giỏi bơi lội, tiếng cười của trẻ nhỏ hòa trong tiếng sóng vỗ. Đem đến cảm giác bình dị, dân dã vô cùng.

3. Vũng Dông

Vũng Dông có một gò cát chạy dọc sát mép nước, là nơi cư trú của loài Dông, thoạt nhìn dễ nhầm là tắc kè. Dông là một loại bò sát họ thằn lằn, sống thích nghi ở vùng đất cát tự nhiên ven biển của các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung. Chúng đào hang rất sâu dưới tầng cát để ẩn nấp.

Vũng Dông - Phú Yên

Dông là món ăn khoái khẩu được các người dân nơi đây đặt bẫy bắt để làm thức ăn hàng ngày hay mang bán ngoài chợ.

4. Vũng Chào

Vũng Chào người dân chủ yếu làm nghề lưới cản, thường bắt được các loại cá to như cá bò, cá ngừ… Thuyền, ghe buôn cá đến từ rất nhiều nơi để chọn mua hải sản, vì Vũng Chào nổi tiếng có nhiều loại cá lớn.

Vũng Chào đẹp thơ mộng

Người dân rất thân thiện niềm nở trong buôn bán, nhất là đối với khách từ xa đến. Có lẽ vì truyền thống đó mà nơi đây có tên là Vũng Chào.

Tham khảo thêm:Ghềnh Đá Đĩa Phú Yên

5. Vũng La

Vũng La nằm là một trong các vũng nằm trong tổng thể Vịnh Xuân Đài. Do địa hình nơi đây rất nhiều tôm cá, những mỏm đá nhô ra xa tạo thành cách cung nhỏ là nơi lý tưởng để tôm cá vào trú ẩn, nhất là mùa biển động.

Vũng La - Phú Yên

Nghề chài lưới khá no đủ, mỗi lần có những mẻ cá lớn kéo vào bờ là một lần người dân vui như hội, người hô hoán báo hiệu cùng nhau mang thuyền, mang thúng ra bắt cá.

Trước đây, vì không có đường bộ lớn nên Vũng La cô lập như một ốc đảo, Đến Vĩnh Xuân Đài mà qua Vũng La bạn sẽ có cảm giác thực sự ở đảo hoang, hơn nữa mật độ dân sinh ở đây không cao. Do phần đất liền không được rộng về chiều ngang nên nhà cửa của ngư dân phải nằm sát bờ vịnh, phía ngoài nhà ở là hàng dừa tỏa bóng mát. Cây cối chính ở Vũng La chủ yếu là dừa, người dân trông dừa nhằm lấy bóng mát và giữ bất khỏi sói mòn ven bờ biển. Đi bộ dọc bờ cát dưới hàng dừa là trải nghiệm thú vị trong bầu không khí oi ả và chính bóng dừa như đang hóa giải cái oi ả đó.

6. Bãi Ôm

Men theo đường biển Vịnh Xuân Đài hỏi đường tới Bãi Ôm, sở dĩ có tên Bãi Ôm vì nó được ôm trọn bởi hai mỏm núi lớn nhô ra, nhìn từ mỏm núi này sang mỏm núi kia cách chừng 600 m. Trong nắng và gió, sóng biển Bãi Ôm vỗ nhịp nhàng lúc ồn ào, lúc lại chậm rãi thành bản hòa âm không ngừng của biển cả. Có lẽ ở Vịnh Xuân Đài thì Bãi Ôm là nơi vắng vẻ nhất, hầu như không có nhà của ngư dân.

Bãi Ôm cũng là một trong những bãi biển đẹp Vịnh Xuân Đài Phú Yên, lựa chọn du lịch qua đây sẽ không làm bạn thất vong.

Click ngay:Hòn Nưa

Phong cảnh bãi Ôm không làm bạn thất vọng

Nước ở Bãi Ôm không quá sâu, bơi lặn dưới nước tha hồ ngắm san hô và những đàn cá nhiều sắc màu. Bạn ngụp xuống Bãi Ôm ở Vịnh Đài Xuân có thể dễ dàng ngắm san hô mà không cần bình lặn. Khác các vùng biển nước sâu khác, san hô thường mọc thành cây, có nhánh, còn ở đây đa phần là san hô tảng nằm trên đá vì có những rạn đá chạy dọc là nơi bám của san hô. San hô mọc thành cụm bám trên đá nên còn được gọi là hoa san hô, đụn san hô. Lưu ý nhỏ ngay giữa bãi có một dòng chảy xa bờ rất rõ, nếu tắm phải tránh xa vùng này để tránh bị đưa ra xa.

Xem thêm:Cho thuê xe du lịch 16 chỗ uy tín tốt nhất tại Phú Yên

7. Bãi Từ Nham

Bãi biển Từ Nham có hình cánh cung mềm mại, với chiều dài vào khoảng 8 km. Đi dọc theo bãi Từ Nham cũng đủ khiến du khách cảm thấy thú vị bởi mỗi đoạn bờ biển là một bức tranh thủy mặc hữu tình của thiên nhiên kỳ vĩ.

Càng đi càng thấy bãi Từ Nham có vẻ đẹp hoang sơ mà rực rỡ cùng các mũi đá hiểm trở hướng ra biển như đang thách thức các tàu thuyền đi vào.

Bãi biển Từ Nham hoang sơ thơ mộng

Trên bãi Từ Nham có rất nhiều đá và rong biển dạt vào bờ, rong biển khô kết lại trên mặt đá tạo thành những hình thù kỳ dị. Bên trên cát trắng mịn màng là những mảnh đá san hô nhiều hình dạng khác nhau, nóng bỏng dưới trời nắng gắt. Bạn có thể lượm nhặt một vài mẩu san hô dạt vào bờ làm kỷ niệm, có rất nhiều màu sắc khác nhau.

Người dân Từ Nham chủ yếu đi thuyền thúng và ghe nhỏ, đánh bắt cá tôm, và câu mực gần bờ. Cuộc sống mưu sinh đơn giản mà đầy ý nghĩa.

Cuộc sống nơi đây bình yên nhẹ nhàng như ánh mắt trẻ thơ. Đến vịnh Xuân Đài Phú Yên hãy dành chút thời gian ghé qua Bãi Từ Nham để tận hưởng cuộc sống yên bình dung dị.

Xem thêm:Tháp Nhạn Phú Yên

8. Cù lao ông Xá

Tên một cù lao thuộc Vũng Lắm thuộc vịnh Xuân Đài Phú Yên, cách chân Gành Đỏ chừng vài trăm mét.

Cù lao Ông Xá - Phú Yên

Xung quanh cù lao Ông Xá là nước, muốn đi ra phải thuê thuyền. Cù lao có hình dạng giống một con cá sấu khổng lồ phơi mình giữa trời biển đầy nắng gió. Hình tượng này càng tăng thêm sức hấp dẫn của nét hoang dã cù lao Ông Xá.

Ở mạn phía Nam hòn cù lao có thể neo đậu thuyền bè nhỏ. Đi thuyền ra đây hết sức chú ý vì xung quanh cù lao có nhiều rạn, gành đá ngầm lởm chởm khá là nguy hiểm.

Xem thêm:Đèo Cả Phú Yên

9. Đảo Nhất Tự Sơn

Với diện tích tự nhiên khoảng 6 ha, đảo Nhất Tự Sơn ở Vịnh Xuân Đài Phú Yên được ví như tấm bình phong chắn gió cho hai làng chài Mỹ Hải, Mỹ Thành. Theo người dân địa phương, sở dĩ có tên đảo Nhất Tự Sơn vì hình dáng đảo này có nhiều mỏm núi đá rải rác như chữ “Nhất” trong tiếng Hán.

Tham khảo thêm:Cầu Gỗ Ông Cọp

Đảo Nhất Tự Sơn nằm lọt thỏm giữa biển chắn ngang mặt biển, do có một dải đất nhô lên cao tạo thành bờ khi thủy triều rút nên từ hai phía có hai con sóng vỗ vào nhau. Nhìn cảnh tượng tự nhiên ấy người dân nơi đây đặt tên là “Sóng chọi”. Tháng Chín hàng năm là khoảng thời gian sóng nước lên cao và xô vào nhau mạnh nhất. Những cánh sóng nhô lên ập vào nhau tung bọt trắng xóa làm con người ta yêu thêm thiên nhiên kỳ thú, thấy mình còn nhỏ bé trước các hiện tượng kì vĩ lạ thường đó.

Theo thời gian những con sóng mang đất cát từ đảo ra biển vô tình bồi tụ thêm cho dải đất nhô lên ở đảo Nhất Tự Sơn.

Con đường hiện rõ nét dẫn ra Nhất Tử Sơn

Con đường này chính là điểm độc đáo của Nhất Tự Sơn, nằm ẩn mình dưới dòng nước biển và chỉ dần hiện ra khi dòng thủy triều bắt đầu rút, tạo nên một cảnh quan ngoạn mục đầy kích thích. Bất kỳ ai đi trên con đường này đều không khỏi ngỡ ngàng và háo hức.

Nhất Tự Sơn cách đất liền một đoạn không xa, nếu không ngại mệt bạn nên lội nước hoặc đi bộ trên con đường cát ra ngoài đảo tùy vào thời điểm nước rút trong ngày. Nước rút theo chu kỳ lịch mặt trăng, từ mùng Một âm đến ngày 15 âm lịch hàng tháng nước sẽ rút vào lúc hoàng hôn, nước rút vào buổi sáng từ 15 Âm lịch đến hết tháng. Do tác động trọng lực của mặt Trăng nên kỳ con nước được tính theo lịch mặt trăng.

Đến với Nhất Tự Sơn sẽ không làm bạn thất vọng về sự đa dạng của các loài hải sản nơi đây, hơn nữa bạn có cơ hội thưởng thức thả ga các món hải sản ngon, bổ mà giá rất “hạt dẻ”. Ngoài ra phải kể đến nét hoang sơ của nơi đây, chính vẻ đẹp đó là yếu tố thu hút sự quan tâm của rất nhiều khách du lịch. Là điều kiện để con người sống và cảm nhận sự gần gữi thiên nhiên biển cả hơn bao giờ hết.

Xem thêm:Chùa Đá Trắng

10. Ghềnh Đá Đĩa

Đến thăm ghềnh Đá Đĩa không khỏi khiến những khách du lịch sành đi liên tưởng đến bờ biển Đông Bắc Ireland với núi đá Giant’s Causeway, ghềnh đá Órganos ở đảo La Gomera nổi tiếng của Tây Ban Nha, hay trong hang động Fingal ở đảo Staffa, Scotland hay ở đảo JeJu của Hàn Quốc. Ghềnh Đá Đĩa có tổng diện tích khoảng 10.000 m vuông, là một trong những danh thắng tuyệt đẹp của vịnh Xuân Đài Phú Yên.

Ghềnh Đá Đĩa - Phú Yên

Bãi đá trầm mặc trải mình bên bờ biển ngày ngày nghe sóng vỗ dịu êm, băng qua những làng mạc yên bình khi thì đồi núi trập trùng, lúc lại thấp thoáng làng mạc khiến bạn khó quên chuyến du lịch tới đây. Đứng trên cao xuống ghềnh lấn biển với những khối đá mặt hình l��c giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều tăm tắp, tạo nên một tổng thể vững chắc đen bóng thấm màu nước biển.

Theo các nhà khoa học, khu ghềnh đá đặc biệt này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham chảy ra phía nước biển. Khối dung nham lỏng đỏ hồng tràn ra mặt nước biển gây ra hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho dung nham đông cứng lại thành đá, do địa chất thay đổi cùng với sự tác động của sóng biển nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt tách ra từng mảng tạo nên cảnh quan độc đáo.

Đưa bước chân men theo từng nếp đá xếp xen kẽ bạn có thể đi sát ra mép biển để ngắm cảnh bình minh. Đi sâu xuống dưới gềnh gặp một hang ăn sâu vào chân núi.

Tham khảo thêm:Cua Huỳnh Đế Phú Yên

Kết luận:

Hi vọng qua bài Khám phá 12 địa điểm thú vị ở Vịnh Xuân Đài Phú Yên các bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cho chuyến đi vui vẻ và nhiều kỷ niệm ở Vịnh Xuân Đài Phú Yên.

Hỗ trợ tư vấn ngay
Từ khóa
Bài viết liên quan
[TOP 5+ Lưu Ý] Khám Phá Chùa Đá Trắng Phú Yên【Vạn Người Mê】Đèo Cù Mông Phú Yên - Cung Đường Phượt Thủ [MỚI 100%][TOP 10+ Khám Phá] Vẻ Đẹp Hấp Dẫn Hòn Nưa Phú Yên【Vạn Người Mê】