Tìm kiếm

Di Sản Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch Thời Kỳ Hội Nhập

Phú Yên Trở Thành Mảnh Đất Của Phát Triển Du Lịch Tiềm Năng

Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam.

Phát triển du lịch Phú Yên trong thời kì hội nhập

Tháp nhạn

Trải qua 400 năm hình thành và phát triển, Phú Yên còn bảo lưu và gìn giữ được nhiều di sản văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là nguồn tài nguyên to lớn để phát triển du lịch và là nền tảng vững chắc để Phú Yên hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Di sản văn hóa - Tài nguyên du lịch

Hiện Phú Yên có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm; trong đó có 22 di tích, danh thắng quốc gia, 48 di tích, danh thắng cấp tỉnh.

Núi đá bia được công nhận là di sản văn hóa đá

Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội cầu ngư của ngư dân miền biển; nghệ thuật bài chòi; nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chinh năm của đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở miền núi Phú Yên được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú, đa dạng ở Phú Yên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hát bài chòi Phú Yên

Phú Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương, Trần Phú), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…

Đàn đá Tuy An

Đàn đá Tuy An, một nhạc cụ độc đáo của người Việt xưa, di sản văn hóa vật thể vô giá, là tài nguyên quý để phát triển du lịch văn hóa. Trong ảnh: Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (giữa) và khách quốc tế trải nghiệm âm thanh đàn đá.

Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài 189km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn - Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa.

Bò một nắng Phú Yên

Nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch.

Đứng từ góc độ này, nhiều chuyên gia cho rằng, các giá trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Từ những giá trị di sản văn hóa, du lịch khai thác để hình thành nên những sản phẩm bán cho du khách.

Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch đặc biệt, chính sự đa dạng, phong phú của bản sắc văn hóa luôn hấp dẫn khách du lịch khám phá; do vậy, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa là yếu tố góp phần phát triển du lịch bền vững. Ngược lại, du lịch là một phương thức để phát huy các giá trị văn hóa có hiệu quả nhất, đặc biệt đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế.

Ai đó đã từng ví von rất sinh động rằng du lịch được xem là “cầu nối” giữa các dân tộc, giữa các nền văn hóa trên th�� giới. Ngẫm lại sự ví von đó thật sâu sắc và rất đúng, bởi qua hoạt động hướng dẫn du lịch, du khách không chỉ được tận mắt chiêm ngưỡng mà còn được hiểu biết thêm về giá trị các di sản văn hóa, thưởng thức văn hóa ẩm thực nơi mình đến.

Xem thêm:Xe đưa đón sân bay Tuy Hòa Phú Yên giá rẻ, nhanh chóng

Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được những trải nghiệm đặc biệt, sống động, cảm nhận được các giá trị văn hóa trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của di sản, của lễ hội, nếp sống truyền thống cộng đồng mà không phương tiện nào có thể chuyển tải đầy đủ được.

Trước năm 2011, du lịch Phú Yên còn chậm phát triển, chưa khai thác hiệu quả giá trị di sản văn hóa và tiềm năng vốn có của vùng đất. Hoạt động du lịch chưa tương xứng với tiềm năng là do sản phẩm du lịch Phú Yên còn đơn điệu, thiếu bền vững; sự liên kết trong khai thác, phát triển du lịch giữa các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, giữa các địa phương trong tỉnh và các vùng miền khác trong khu vực và toàn quốc còn hạn chế. Công tác xúc tiến du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thường xuyên, chưa tạo dựng được thương hiệu cho du lịch Phú Yên vươn xa.

Du lịch phát huy giá trị di sản văn hóa

Tốp 4 người đẹp Cuộc thi Hoa hậu

Với Phú Yên, từ sau Đại lễ kỷ niệm 400 năm hình thành và phát triển (1611-2011) và Năm Du lịch quốc gia duyên hải Nam Trung Bộ 2011, du lịch Phú Yên có sự chuyển biến vượt bậc, thể hiện từ nhận thức đến các việc làm cụ thể.

Các địa phương đều tập trung triển khai thi công mới, sửa chữa một số kết cấu hạ tầng quan trọng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Mạng lưới và các phương tiện giao thông vận tải của địa phương phát triển rất mạnh, thuận lợi cho việc đi lại của du khách.

Mạng lưới thông tin liên lạc phát triển mạnh; sóng phát thanh, truyền hình phủ kín toàn địa bàn tỉnh. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính; trong giao dịch, việc sử dụng internet đã khá phổ biến trong nhân dân cũng là những điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch.

Cơ sở dịch vụ lưu trú không ngừng phát triển, toàn tỉnh có 146 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch. Tổng số buồng lưu trú du lịch hiện có là 3.019 buồng; trong đó khoảng 658 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao.

Trao đổi về những khởi sắc trong ngành Du lịch ở Phú Yên, ông Hồ Văn Tiến, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh cho biết: Năm 2017, lượng khách du lịch đến Phú Yên tăng mạnh, với khoảng 1.404.000 lượt khách. 9 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên là 1.120.000 lượt, đạt 77,2% kế hoạch năm, tăng 11,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước khoảng 32.000 lượt...

Sự phát triển của ngành Du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Phú Yên.

Việc khai thác tiềm năng, thế mạnh các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, từng bước hình thành cơ bản về tuyến, điểm du lịch các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, nhiều di tích lịch sử - văn hóa đã được trùng tu, tôn tạo đang phát huy giá trị, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Thời gian qua, xã hội hóa hoạt động du lịch ở Phú Yên bước đầu đạt được một số kết quả. Một số doanh nghiệp, doanh nhân và người dân đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống (nhà nghỉ, nhà hàng) phục vụ khách du lịch...

Tiêu biểu như Khu du lịch sinh thái Sao Việt, được ví như cánh chim đầu đàn trong đầu tư phát triển du lịch từ nguồn lực của doanh nghiệp, cũng có một vai trò quan trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

Lễ hội cầu ngư

Du lịch và di sản văn hóa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ. Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh và những giá trị của di sản văn hóa của Phú Yên tới du khách trong nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, du lịch Phú Yên thời gian qua còn tham gia vào hoạt động bảo tồn của chính những giá trị văn hóa. Bởi công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đòi hỏi có kinh phí cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ như: thu thập, nghiên cứu di sản; bảo vệ, tu sửa, tôn tạo…

Trong thực tế, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo tồn di sản văn hóa từ ngân sách nhà nước và hợp tác quốc tế của Phú Yên thời gian qua rất hạn hẹp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác bảo tồn văn hóa.

Sau khi khai thác và trong quá trình vận hành, nguồn kinh phí thu được từ du lịch quay trở lại đầu tư một phần cho di sản như việc tôn tạo, tu bổ, gìn giữ và phát huy thêm những giá trị của di sản văn hóa. Có thể thấy du lịch phát huy giá trị di sản văn hóa và xây dựng tình hữu nghị giữa con người với con người không chỉ trong một địa phương hẹp hay một quốc gia dân tộc mà là cả nhân loại.

Với ý nghĩa đó, chúng ta cần nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ để xây dựng định hướng khai thác có hiệu quả các giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch và xây dựng các chính sách phù hợp để du lịch có thể có những đóng góp tích cực và trách nhiệm nhất cho hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Phú Yên.

Kết luận:

Với những chia sẻ kinh nghiệm du lịch Phú Yên trên đây, hy vọng rằng bạn sẽ có 1 chuyến du lịch vui vẻ và đầy ý nghĩa.

Hỗ trợ tư vấn ngay
Từ khóa
Bài viết liên quan
Cầu Thủ Lê Văn Vũ Tổ Chức Đám CướiPhú Yên Trong Ngày Hội Du Lịch Thế Giới Hậu Duệ Mặt Trời Phiên Bản Việt Nam Tại Phú Yên