Ngắm Mặt Trời Mọc Ở Bãi Môn Phú Yên
Du lịch Phú Yên khám phá nơi miền quê nắng gió với những dòng nước trong xanh, bãi biển bao la, những ghềnh đá kì thú. Phú Yên có vô số những cảnh đẹp nổi tiếng quyến rũ bất kỳ ai đặt chân đến nơi đây. Ai đã từng đến Phú Yên thì không thể bỏ qua một ghềnh Đá Đĩa hoang sơ hùng vĩ, một Đầm Ô Loan mộng mơ lãng mạn, một Vịnh Vũng Vô nên thơ… đặc biệt là Bãi Môn xanh biếc biển trời dưới chân Đại Lãnh.
Biển bãi Môn Phú Yên những tia nắng bình minh đầu tiên
Những tia sáng hé rạng từ lâu đã trở thành địa điểm mà những “kẻ mộng mơ” luôn tìm khao khát tìm về. Nằm tại thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên với chiều dài khoảng 400m nép mình dưới chân mũi Đại Lãnh
Xem thêm:Dịch vụ cho thuê xe đưa đón sân bay Tuy Hòa giá rẻ
Tìm đường đến với Bãi Môn Phú Yên
Bọn mình ghé Bãi Môn khi đang thực hiện chuyến đi từ Sài Gòn ra Đà Nẵng rồi vòng về trong vòng 16 ngày hồi tháng 9/2017. Dù thuộc địa phận tỉnh Phú Yên nhưng thực ra Bãi Môn chỉ cách Nha Trang khoảng 100 km. Trong chuyến đi của bọn mình, bọn mình nghỉ một đêm ở Nha Trang rồi trưa hôm sau khởi hành đi Bãi Môn. Các bạn có thể đi xe khách, tàu lửa hoặc máy bay ra Nha Trang rồi thuê xe máy một ngày để chạy ra Bãi Môn cắm trại một đêm rồi quay về Nha Trang.
Xem thêm:Bánh ít lá gai Phú Yên
Trưa khoảng 12:00, cả bọn từ Nha Trang, đi đường Phạm Văn Đồng để ra QL1A chạy về hướng Phú Yên. Đây là một con đường ven biển khá đẹp ở Nha Trang không nên bỏ qua.
Qua khỏi khu vực Vạn Giã – Vạn Ninh (đây là nơi bắt tàu đi đảo Điệp Sơn nổi tiếng với con đường giữa biển), sẽ tới đèo Cổ Mã. Trước khi tới khu vực đèo Cổ Mã cả bọn có chạy vào khu vực bán đảo Đầm Môn (nếu muốn đi trekking tới Mũi Đôi thì phải đi vào khu vực này). Cảnh cũng được nhưng không quá đặc sắc.
Đi ra đi vào tốn thêm khoảng 40 km nữa, nếu bạn ưa khám phá có thể chạy vô thử, nếu không thì bỏ qua cũng không sao (nhớ đổ đầy xăng trước khi vào đây vì trong này chỉ xăng lẻ nhà dân bán chứ không có cây xăng).
Ra khỏi bán đảo Đầm Môn thì tiếp tục lên đèo Cổ Mã đi QL1A.
Tham khảo thêm:Sò huyết Đầm Ô Loan siêu ngon
Bãi biển Đại Lãnh nhìn từ Đèo Cổ Mã
Qua khỏi khu vực Đại Lãnh một chút thì tới đèo Cả để đi vào địa phận Phú Yên. Đoạn đèo Cả từ Khánh Hòa đi Phú Yên rất đẹp (hình chụp không bắt được hết cảnh đẹp ở khu vực này), không khí trên đèo cũng mát mẻ, dễ chịu. Từ trên đèo Cả có thể nhìn xuống toàn cảnh vịnh Vũng Rô.
Xem thêm:Vị trí Bãi Môn Phú Yên
Đi đèo Cả (QL1A) một lúc thì sẽ tới ngã 3, quẹo phải vào QL29 để đi tiếp đến Mũi Đại Lãnh. Ở chỗ này có bảng hướng dẫn nên không lo đi lạc. Chạy một hồi sẽ có bảng chỉ dẫn rẽ vào địa điểm du lịch Phú Yên nổi tiếng là Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh và… trạm soát vé! Giá vé là 20.000 VND/ người. Lúc mới tới thì cả bọn có hơi tụt cảm xúc mà không lẽ tới đây rồi về nên thôi mua vé vào luôn, nhưng sau đó thì biết được hình như là chi phí duy trì, giữ vệ sinh bãi biển nên thực ra cũng không có gì quá đáng.
Click ngay:Mắt cá ngừ đại dương Phú Yên
Bãi Môn dáng vẻ hoang sơ, trữ tình
Vị trí Bãi Môn Phú Yên
Danh thắng Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh thuộc địa phận thôn Đồng Bé, xã Hoà Tâm, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên), cách thành phố Tuy Hoà (Phú Yên) khoảng 35km về phía đông nam.
Đây là nơi hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối và núi đồi. Nơi đây còn có ngọn hải đăng tỏa sáng hàng đêm giúp tàu thuyền qua lại trên biển và vào vịnh Vũng Rô.
Du khách có thể đến Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh bằng hai cách: Từ thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 1A khoảng 23km về phía đông nam hoặc từ thành phố Nha Trang, theo quốc lộ 1A khoảng 100km về phía đông bắc, du khách sẽ tới lưng chừng đèo Cả. Tiếp tục theo con đường Phước Tân - bãi Ngà và xuyên qua những rừng dừa bạt ngàn khoảng 12km, sẽ đến Mũi Đại Lãnh.
Mũi Đại Lãnh do một tướng người Pháp tên là Varella phát hiện ra vào cuối thế kỷ 19. Varella đã nhận thấy vai trò quan trọng của Mũi Đại Lãnh trên hải đồ quốc tế. Chính vì vậy, trên bản đồ cũ nó được gọi là Cap Varella (Mũi Varella). Điểm đặc biệt của Mũi Đại Lãnh là trông nó như một ngọn núi lại như một hòn đảo vì có một con suối nước ngọt tách nó ra khỏi đất liền nhưng thực chất nó lại liền đất liền.
Xem thêm:Bánh bèo chén Phú Yên hấp dẫn
Phong cảnh ở núi Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh lam thắng cảnh đẹp của Việt Nam. Năm 1836, vua Minh Mạng đã cho thể hiện hình tượng núi Đại Lãnh vào Tuyên đỉnh - một trong 9 chiếc đỉnh đồng đặt tại Thế Miếu trong đại nội Kinh thành Huế (Thừa Thiên – Huế). Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên soạn.
Người dân địa phương còn gọi Mũi Đại Lãnh là Mũi Điện, vì trên đỉnh có ngọn hải đăng cao khoảng 26m, ở độ cao hơn 100m so với mặt nước biển và có thể phát tín hiệu ánh sáng đi xa 27 hải lý. Ngọn hải đăng có hình trụ tròn với đường kính trung bình gần 5m, bên trong trụ được lắp đặt 108 bậc cầu thang xoắn ốc bằng gỗ lên tận đỉnh. Đây là một trong 8 ngọn hải đăng có niên đại trên 100 năm trong tổng số 79 ngọn hải đăng đang hoạt động tại nước ta.
Xem thêm:Du lịch Bãi Xếp Phú Yên
Review Bãi Môn Phú Yên
Cắm trại trên Bãi Môn Phú Yên
Ngọn hải đăng được người Pháp xây dựng vào năm 1890 với mục đích định hướng cho tàu thuyền hoạt động trên biển và vào vịnh Vũng Rô. Ngọn đèn biển hoạt động được 55 năm thì ngừng và đến năm 1961, nó được chính quyền Sài Gòn trước đây khôi phục hoạt động trở lại. Tuy nhiên, ngọn hải đăng hoạt động chưa được bao lâu thì phải tạm dừng bởi Mũi Đại Lãnh nằm trong khu vực căn cứ Miền Đông của cách mạng, là hành lang đón các con tàu không số. Để ngăn chặn tuyến đường tiếp tế trên biển của cách mạng vào Vũng Rô, Mỹ đã ném bom dày đặc vào núi rừng khu vực vịnh Vũng Rô, phá hủy cả trạm hải đăng. Tháng 8/1996, Nhà nước đã cho sửa chữa, tu bổ và ngọn hải đăng chính thức hoạt động trở lại vào năm 1997.
Tham khảo thêm:Làm bánh xèo Phú Yên
Dưới chân Mũi Đại Lãnh là Bãi Môn. Đây là một bãi biển vẫn còn khá hoang sơ, có hình vầng trăng khuyết với đường bờ biển dài khoảng 400m, độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước trong vắt như pha lê. Ở phía tây của Bãi Môn có một con suối nước ngọt. Sau khi len lỏi qua nhiều vách đá và khu rừng nguyên sinh Bắc Đèo Cả, con suối này chảy ngang qua bãi tắm rồi đổ ra đại dương mênh mông.
Sự phối hợp tinh tế giữa thiên nhiên và con người tại Mũi Đại Lãnh - Bãi Môn đã tạo nên một quần thể danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp được nhiều tạp chí trong nước và quốc tế biết đến, thực sự là tài sản quý giá của tỉnh Phú Yên.
Tham khảo thêm:Chuột đồng nướng Phú Yên
Tháng 8/2008, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định số 67/2008/QĐ-BVHTTDL, xếp hạng danh lam thắng cảnh Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh (Mũi Điện) là di tích cấp Quốc gia.
Du khách đến với Bãi Môn - Mũi Đại Lãnh, không chỉ được tham quan, chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tham gia các trò chơi trên biển mà còn được thưởng thức các món hải sản biển như: tôm, cua, cá, mực, hàu…, đặc biệt, du khách sẽ có dịp cùng những ngư dân đi săn cá chình biển – một loài cá biển rất ngon mà người dân nơi đây vẫn thường gọi là loài “thuồng luồng đại dương” và tận hưởng hai dòng nước mát ngọt - mặn đan xen. Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia tour du lịch kết hợp tham quan một số điểm du lịch khác như: bãi biển Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), tham quan và ngắm cảnh thiên nhiên từ trên đèo Cả - điểm nối giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, khu văn hóa lịch sử Đèo Cả - Hòn Nưa…
Xem thêm:Hồ Hóc Răm
Ai đã một lần đặt chân đến Bãi Môn sẽ không khỏi ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoang dã của bãi biển nhỏ xinh này. Bãi biển hoàn toàn bằng phẳng và rộng rãi và vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có. Cát ở Bãi Môn rất mịn và trắng, nước trong vắt như pha lê. Nơi đây là địa điểm lý tưởng để cắm trại và tận hưởng hương vị biển.
- 26/04/2024
- 4267
- Địa Điểm Du Lịch